Công nghệ tế bào gốc đã mang đến những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực Thẩm mỹ – Chăm sóc và phục hồi da. Vậy, công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ có đặc điểm gì và ứng dụng như thế nào?
I. Tế bào gốc có đặc điểm gì?
Cơ thể của mỗi người được cấu tạo từ hàng ngàn tế bào khác nhau, mỗi tế bào đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển toàn diện. Vừa kích thích hoạt động của tế bào trong cơ thể, vừa đóng vai trò như một lớp màng chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
1. Định nghĩa về tế bào gốc
Trong Y khoa, tế bào gốc được xem như là “nguồn nguyên liệu ban đầu” để sản sinh ra những tế bào khác với nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Hoặc có thể nói, tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt có khả năng sản xuất và phát triển nhiều loại tế bào chuyên biệt khác nhau.
Khi được đặt trong môi trường như phòng thí nghiệm hoặc cơ thể sống, tế bào gốc sẽ tự động phân chia thành nhiều tế bào mới (còn gọi là tế bào con). Các tế bào con này lại tiếp tục phân chia thành các tế bào biệt hóa hoặc tế bào gốc thể mới với những chức năng riêng biệt.
2. Tính chất của tế bào gốc
Để có thể trở thành tế bào gốc, tế bào đó phải hội đủ 2 yếu tố là khả năng tự làm mới và tiềm năng thay đổi, trong đó:
- Khả năng tự làm mới: là khả năng giữ được tình trạng không biệt hóa dù đã đi xuyên suốt các chu trình sinh sản của tế bào.
- Tiềm năng thay đổi: là khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào chuyên biệt.
Trong đó, dựa vào tiềm năng thay đổi của các dạng tế bào gốc mà có thể phân thành các dạng như:
- Tế bào gốc toàn năng (Totipotent): Là những tế bào chưa biệt hóa và có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào khác trong cơ thể chỉ từ một tế bào ban đầu.
- Tế bào gốc vạn năng (Pluripotent): Là những tế bào chưa biệt hóa và có khả năng biệt hóa thành tất cả các tế bào khác trong cơ thể có nguồn gốc từ 3 lá mầm phôi (trong, giữa và ngoài).
- Tế bào gốc đa năng (Multipotent): Là những tế bào chưa biệt hóa và có khả năng biệt hóa thành các tế bào nằm trong cùng 1 hệ thống có liên quan với nhau.
- Tế bào gốc đơn năng (Unipotent): Là các tế bào đã biệt hóa, chỉ có thể sản sinh tế bào cùng loại.
Dựa theo nguồn gốc phân lập, có thể chia tế bào gốc thành 3 loại chính là: tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trưởng thành, tế bào gốc vạn năng cảm ứng.
II. Công nghệ tế bào gốc ra đời như thế nào?
Các tế bào gốc trong cơ thể làm việc như một hệ thống sửa chữa, tái tạo và thay thế liên tục bằng cách phân chia thành các tế bào chuyên biệt để bổ sung và thay thế các tế bào bị hư, bệnh, giảm chức năng hay mất chức năng bằng những tế bào có chức năng tương ứng.
Chính vì vậy, công nghệ tế bào gốc ra đời nhằm tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất để nuôi cấy, nhân rộng và tác động khoa học nhằm biệt hóa chúng thành những dòng tế bào khác nhau để phục vụ trong lĩnh vực Y học, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ và làm đẹp da.
Hiện nay, có 2 loại công nghệ tế bào gốc được được nghiên cứu và phát triển chủ yếu:
- Công nghệ tế bào gốc động vật: Loại tế bào gốc từ động vật bị hạn chế nuôi cấy bởi gen của động vật khác với gen của con người, một số trường hợp nếu sử dụng có thể gây đột biến gen. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp gen của động vật tương thích với gen của con người như phần gen của Nhung hươu Sao, đã được nghiên cứu – kiểm nghiệm và ứng dụng thành công.
- Công nghệ tế bào gốc thực vật: Loại tế bào này thường được lấy nuôi cấy từ gốc, rễ, thân, lá hoặc quả… của nhiều loại cây khác nhau trong tự nhiên. Tế bào gốc thực vật lành tính với con người nên thường được khuyến khích sử dụng để ứng dụng vào các loại mỹ phẩm làm đẹp da.
Những tế bào được lấy từ mô động vật, thực vật tự nhiên sẽ được nuôi cấy trong môi trường lý tưởng (thường là môi trường phòng thí nghiệm) nhằm kích thích sự phát triển nhanh chóng của các tế bào con để ứng dụng được vào cơ thể con người sau khi đã được nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng.
III. Ưu điểm của công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ
Nhờ những đặc tính chuyên biệt của tế bào gốc mà chúng được ứng dụng và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Y khoa, sức khỏe nói chung và Da thẩm mỹ nói riêng. Công nghệ tế bào gốc giúp hỗ trợ phục hồi, cải thiện nhiều vấn đề về da, mang đến làn da căng mịn, tràn đầy sức sống:
- Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, hạn chế lão hóa da.
- Hỗ trợ làm mờ sắc tố, sạm nám, giúp làm sáng da.
- Hỗ trợ giảm thiểu các vấn đề về thâm, tàn nhang, da xỉn màu, chảy xệ,…
- Hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về mụn, sẹo, tổn thương trên da.
- Giúp tăng cường độ đàn hồi và săn chắc cho làn da.
- Hỗ trợ tái tạo da nhanh, rút ngắn thời gian phục hồi da.
- Giúp tăng cường sức đề kháng cho làn da.
Công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ thường được sử dụng để nuôi dưỡng, phục hồi, hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về lão hóa, giúp trẻ hóa, làm căng sáng da,… đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ, tình trạng dị ứng hay kích ứng.
IV. Ứng dụng công nghệ tế bào gốc (động vật) Nhung hươu trong mỹ phẩm Stemcell Extract
Nhung Hươu từ xa xưa đã được xếp vào một trong 4 loại thượng dược có nhiều tác dụng trong chữa bệnh và bồi bổ cho cơ thể. Hiện nay, Nhung Hươu được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu để phục vụ cho nhiều lĩnh vực mới, trong đó có thẩm mỹ và làm đẹp da.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, tế bào gốc từ gạc Nhung Hươu tương thích với tế bào gốc trong cơ thể con người. Do đó, có thể ứng dụng công nghệ tế bào gốc từ Nhung Hươu để kích thích sản sinh tế bào da nhằm giúp làm đẹp da và cải thiện nhiều vấn đề về da.
Stemcell Extract – Mỹ phẩm hỗ trợ phục hồi, cải thiện và nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ dịch chiết tế bào gốc Nhung Hươu kết hợp cùng nhiều hoạt chất chăm sóc da khác. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ Quý nhà khoa học Việt Nam.
Dựa vào công nghệ nuôi cấy – phân lập – tách chiết mới nhất, Stemcell Extract chứa dịch chiết từ tế bào gốc Nhung Hươu sẽ giúp kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và tăng cường sản sinh collagen cho làn da. Các yếu tố tăng trưởng thu nhận từ dịch chiết tế bào gốc Nhung Hươu có tác dụng nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và hỗ trợ ngăn ngừa lão hoá.
Chủ đề tương tự: Công nghệ Tế bào gốcDịch chiết Tế bào gốc Nhung hươuKiến thức khoa họcStemcell Extract