Chăm sóc làm lành vết thương nhanh và hạn chế để lại sẹo

Làm lành vết thương nhanh và hạn chế để lại sẹo

Vết thương có nhiều loại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp cho quá trình làm lành vết thương diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, ta cần biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách, lựa chọn các sản phẩm điều trị phù hợp.

I. Nguyên nhân khiến vết thương lâu lành?

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Alcoholism: Clinical and Experimental Research, vết thương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: chấn thương do cơ học, hóa học, vật lý hoặc có chủ đích như phẫu thuật. Ngoài ra còn do thiếu máu, vết thương loét do tắc mạch hay chèn ép gây tổn thương. Theo ý kiến từ Bác sĩ Nguyễn Hoàng, vết thương lâu lành có thể do các nguyên nhân sau:

  • Vết thương bị nhiễm trùng: Da trong quá trình tổn thương rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sưng, đỏ tấy lan rộng, vết thương chảy dịch nhiều, có mùi khó chịu là các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ nhiễm trùng làm vết thương lâu lành. Có thể để lại biến chứng, sẹo lồi mất thẩm mỹ về sau.
  • Cơ thể đang mắc bệnh: Người mắc tiểu đường, tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến khả năng lành vết thương. Ngoài ra, nếu cơ thể bạn đang thiếu hụt dinh dưỡng như đạm, vitamin,.. cũng khiến quá trình liền vết thương bị chậm lại.
  • Rượu và các chất kích thích: Rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của vết thương. Quá trình phục hồi và làm lành vết thương sẽ vô cùng khó khăn.

II. Cách chăm sóc giúp làm lành vết thương nhanh chóng

Chia sẻ từ BSCKI Bùi Mạnh Hà: Nếu chẳng may vì một nguyên nhân nào đó làm bạn tổn thương, vếtt thương có thể nặng hay nhẹ tùy mức độ và có cách điều trị phù hợp khác nhau. Hãy lưu ý một số cách sau để bảo vệ và làm lành vết thương nhanh hơn, tránh để lại sẹo nữa nhé!

1. Vệ sinh vết thương sạch sẽ

Yếu tố đầu tiên tiên quyết cho quá trình làm lành vết thương là phải được vệ sinh sạch sẽ. Dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng làm sạch, lấy đi bụi bẩn và dị vật nếu có. Không nên lạm dụng oxy già, thuốc đỏ vì các loại này có thể gây tổn thương mô lành, vết thương càng lâu khỏi hơn. Không được tự ý bôi đắp theo quan niệm dân gian mà không có kiểm chứng rõ ràng.

2. Không tự ý chạm vào vết thương

Hạn chế chạm tay vào vết thương để tránh nhiễm khuẩn. Vùng da tổn thương lúc này đang mất đi khả năng bảo vệ nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Rửa sạch tay khi tiến hành thay băng gạc cho vết thương. Giữ vết thương sạch sẽ giúp hạn chế được viêm nhiễm, vết thương mau lành và không để lại sẹo.

3. Bổ sung thêm vitamin và dinh dưỡng cần thiết để làm lành vết thương nhanh

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng. Bổ sung thêm các khoáng chất như đạm, sắt và các vitamin B,C giúp liền thương tốt hơn. Các thực phẩm cần bổ sung thêm như: thịt, đậu, sữa và các loại hoa quả như cam, bưởi hoặc rau củ như cà chua, cà rốt,.. Kiêng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể hỗ trợ tốt cho quá trình làm lành vết thương.

4. Tránh xa những thực phẩm giàu chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo như gà rán, khoai tây chiên,.. cũng là nguy cơ làm cho vết thương lâu lành hơn. Chất béo làm cho quá trình phục hồi các tế bào hư tổn chậm đi. Quá trình tổng hợp collagen từ đó mà chậm lại, ức chế quá trình liền thương, dễ để lại sẹo.

III. Thúc đẩy phục hồi vết thương với Bio Urgo Spray

Bio Urgo Spray là sản phẩm băng gạc vết thương dạng xịt giúp bảo vệ và góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương ngoài da, đồng thời làm mát, làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Sản phẩm được nghiên cứu bởi nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và triển khai khu công nghệ cao Tp. HCM – SHTP Labs và được đăng ký là Trang thiết bị Y tế loại A dưới dạng băng gạc.

Bio Urgo Spray ứng dụng thành phần chính từ công nghệ sinh học:

  • Ethanol, Phenoxyethanol, Nano bạc.
  • Povidon K30 (Polyvinylpyrrolidone – Polymer tương thích sinh học).
  • Tinh chất trà xanh chứa EGCG.
  • Nano Collagen.
  • Tinh chất Nano Curcumin (phân tử nghệ siêu nhỏ).

Xịt vết thương Bio Urgo Spray có thể sử dụng cho các vết trầy xước, vết thương hở trên da, rách và đứt da, vết bỏng, vết côn trùng cắn, vết khâu mổ sau tiểu phẫu-phẫu thuật, vết loét trên da do nằm lâu ngày, tì đè, loét do biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, da đang tổn thương do phun xăm, công nghệ cao trong làm đẹp (có vết thương cần lành thương),…

Chủ đề tương tự: Bio Urgo SprayChăm sóc vết thươngVết thương