Tẩy tế bào chết cho da mặt là một trong những biện pháp chăm sóc da không thể thiếu trong các quy trình làm đẹp của chị em phụ nữ. Làn da của con người cần được làm sạch thường xuyên để tránh việc tích tụ lớp sừng quá dày, gây cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất vào da, bít tắt lỗ chân lông,… từ đó dẫn đến tình trạng mụn, viêm nhiễm cùng nhiều tổn thương khác trên bề mặt da. Vậy, làm thế nào để có thể tẩy tế bào chết cho da mặt an toàn và hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
I. Tại sao cần phải thường xuyên tẩy tế bào chết cho da mặt?
Thông thường, quy trình tái tạo của làn da sẽ diễn ra trong khoảng 28 ngày. Tùy theo cơ địa và độ tuổi của mỗi người mà thời gian này có thể nhanh hoặc chậm hơn. Lúc này, những tế bào ở lớp đáy sẽ dần được đẩy lên tầng trên. Đồng thời, các tế bào ở lớp trên cùng sẽ trở thành tế bào chết.
Những tế bào hóa sừng ở lớp trên cùng sẽ dần bị bong tróc khỏi bề mặt da để bắt đầu quy trình tái tạo da mới. Nếu lớp tế bào chết không thể bong ra, kết hợp với bụi bẩn, mồ hôi, mỹ phẩm còn sót lại,… rất dễ gây ra tình trạng bít tắt lỗ chân lông, từ đó phát sinh mụn.
Lớp sừng dày còn gây khó khăn cho việc hấp thụ dưỡng chất vào các lớp tế bào bên dưới da, khiến chất lượng tế bào giảm dần, bề mặt da mất vẻ sáng mịn vốn có. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra tín hiệu ức chế quá trình sản sinh tế bào mới, khiến quy trình “thay tế bào” kéo dài lâu hơn. Từ đó, các dấu hiệu lão hóa cũng bắt đầu xuất hiện nhanh hơn.
Chính vì những lý do trên, việc thường xuyên tẩy tế bào chết cho da mặt thật sự rất cần thiết. Không chỉ làm sạch da, giúp làn da thêm tươi trẻ, sáng mịn, biện pháp này còn thức đẩy quá trình tái tạo tế bào diễn ra ổn định và hiệu quả hơn.
II. Một số lưu ý khi thực hiện tẩy tế bào chết cho da mặt
Tẩy tế bào chết cho da mặt cần được thực hiện thường xuyên và đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc tẩy tế bào chết mà làm tổn thương làn da. Do đó, khi thực hiện tẩy tế bào chết, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Không nên mắc phải các sai lầm sau khi tẩy tế bào chết
1.1. Thực hiện tẩy tế bào chết liên tục
Nếu bề mặt da tích tụ nhiều tế bào chết (lớp sừng dày) sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất vào da, da trở nên sần sùi, xỉn màu, nhanh lão hóa,… Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện tẩy tế bào chết liên tục sẽ khiến làn da mất đi lớp màng bảo vệ bên ngoài, da mỏng hơn, dễ bị mất nước và gặp nhiều vấn đề khác. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chỉ nên thực hiện tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo làn da luôn khỏe mạnh.
1.2. Không làm sạch da mặt trước khi tẩy tế bào chết
Làm sạch bề mặt da trước khi thực hiện tẩy tế bào chết cho da mặt là bước rất quan trọng. Việc làm sạch bề mặt da sẽ gúp quá trình tẩy tế bào chết thực hiện nhanh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn, đồng thời tránh cho làn da gặp những tổn thương không đáng có.
1.3. Lạm dụng cọ hoặc máy rửa mặt
Sử dụng cọ hay máy rửa mặt sẽ giúp làm sạch làn da của bạn hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức có thể khiến làn da của bạn tổn thương, da mỏng hơn và dễ bị kích ứng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện rửa mặt bằng tay với các thao tác chuẩn xác, lực tay vừa phải hoặc dùng máy tẩy tế bào chết chuyên dụng theo hướng dẫn.
1.4. Dùng lực massage quá mạnh ở những vùng da có mụn
Những vùng da có mụn thường dễ bị kích ứng hơn các vùng da khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn dùng lực massage quá mức có thể khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn, kích thích mụn viêm nặng hơn và dễ lây lan sang nhiều vị trí khác.
1.5. Không thực hiện dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết da mặt
Dưỡng ẩm da sau khi tẩy tế bào chết là bước rất quan trọng. Bước này sẽ giúp bổ sung lại độ ẩm cần thiết cho làn da, giúp da thêm mịn màng và cung cấp nhiều dưỡng chất cho da mặt.
2. Các bước tẩy tế bào chết đúng cách và an toàn
Tẩy tế bào chết cho da mặt cần thực hiện đúng quy trình chuẩn để mang lại hiệu quả cao nhất và đặc biệt tránh làm tổn thương làn da. Tẩy tế bào chết không đơn giản chỉ là làm sạch lớp sừng trên bề mặt da mà còn phải dưỡng da, chăm sóc da:
- Bước 1: Rửa sạch da mặt với nước để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi,… Sử dụng một ít sữa rửa mặt và massage nhẹ nhàng, sau đó rửa mặt lại với nước ấm rồi lau sạch bề mặt da.
- Bước 2: Làm nở lỗ chân lông bằng cách thực hiện xông hơi hoặc đơn giản hơn là dùng khăn ấm đắp lên mặt khoảng 5 phút.
- Bước 3: Thực hiện các bước tẩy tế bào chết theo hướng dẫn với sản phẩm phù hợp.
- Bước 4: Rửa mặt sạch một lần nữa với nước để đảm bảo lấy đi hết những cặn bẩn, sản phẩm dư thừa còn sót lại trên da.
- Bước 5: Sử dụng kem dưỡng da hoặc dưỡng ẩm để giúp da khỏe mạnh hơn. Nếu có đi ngoài nắng, tốt nhất nên thoa kem chống nắng có chức năng dưỡng ẩm để bảo vệ làn da tốt hơn.
3. Tẩy tế bào chết ứng dụng công nghệ chiết xuất từ lợi khuẩn
Với thành phần chính từ Levan và Thanaka cùng nhiều chiết xuất tự nhiên khác, tẩy tế bào chết Deep Clean ứng dụng công nghệ chiết xuất từ lợi khuẩn giúp loại bỏ hoàn hảo các lớp tế bào chết trên da, hỗ trợ chống lão hóa da, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, đồng thời hỗ trợ giúp da sáng khỏe mà không gây tổn thương làn da.
Không chỉ làm sạch da, Deep Clean còn mang đến cho bạn một làn ra mịn màng, tươi sáng, đồng thời bảo vệ tốt các tế bào mới. Sản phẩm phù hợp với mọi loại da, có thể sử dụng tại nhà hoặc ứng dụng vào nhiều quy trình chăm sóc da chuyên nghiệp tại Spa/TMV.
– Sử dụng tại nhà: Rửa sạch da mặt và cổ với sữa rửa mặt Premium Multi Cleansing. Khi da còn ẩm, lấy một lượng Deep Clean vừa đủ massage nhẹ trong vòng 30 giây, sau đó rửa lại với nước. Sử dụng 3 – 4 lần/tuần.
– Đối với da nhạy cảm, da yếu, da mỏng: Lấy một lượng nhỏ sản phẩm Deep Clean (0.5 – 1ml) hòa tan đều với 2 – 3ml nước lọc, thoa nhẹ lên da (không thực hiện massage), để khoảng 30 giây rồi rửa lại với nước.
– Sử dụng tại Spa/TMV: Sản phẩm được sử dụng, ứng dụng trong tất cả các quy trình chăm sóc da chuyên nghiệp.
Chủ đề tương tự: Căng mịn daChăm sóc daDeep CleanTẩy tế bào chếtTế bào chết