Khi xuất hiện các vết bầm tím trên da, có thể cơ thể của bạn đã gặp phải chấn thương hoặc nguy cơ mắc một số bệnh lý. Lúc này, cần xác định rõ nguyên nhân nhằm có biện pháp chăm sóc và phục hồi kịp thời.
I. Vết bầm tím trên da là gì?
Vết bầm tím trên da xuất hiện có thể từ nguyên nhân chấn thương mô mềm . Đây là kết quả của việc các mạch máu bị vỡ khi đang trong quá trình chuyển máu đến mô và cơ quan của cơ thể. Khi mạch máu bị vỡ, hồng cầu sẽ thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, khiến da xuất hiện các mảng bầm tím, bầm xanh hay còn gọi là xuất huyết dưới da.
- Xuất huyết thông thường: Hầu hết các vết thâm, bầm tím xuất hiện đều không đáng lo ngại. Chúng sẽ biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần.
- Xuất huyết bất thường: Những vết bầm tím xuất hiện bất thường liên tục và tái diễn nhiều lần ở một số vị trí như lưng, ngực,…, kèm theo đó là tình trạng sụt cân, sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nổi hạch,… thì bạn không nên chủ quan, vì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý nguy hiểm.
II. Nguyên nhân phổ biến
- Chấn thương mô mềm: Chấn thương mô mềm có thể do bị té ngã, tai nạn, tính chất công việc nặng,… khiến làn da bị thương, sưng nề, bầm tím.
- Vận động quá mức: Những người có thói quen vận động mạnh khi luyện tập thể dục, chơi thể thao, gym,… có thể làm mô mềm bị chấn thương, các mạch máu nhỏ bị vỡ.
- Lão hóa: Tuổi tác càng cao thì lượng collagen sản sinh và lớp mỡ bao bọc da cũng giảm, lúc này da dễ xuất hiện các vết thâm tím khi bị va chạm nhẹ.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như Aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, chống viêm, chống đông máu,… nếu uống liên tục trong thời gian dài cũng khiến da xuất hiện các vết bầm tím.
- Mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, mất cân bằng nội tiết tố, thiếu Vitamin,… có thể để lại các vết thâm, bầm trên da.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật: Hiện tượng bầm sau dao kéo là rất phổ biến, bởi các vết cắt, rạch làm các mạch máu dưới da bị đứt và tổn thương. Dịch kẽ và máu không thoát hết được ra ngoài, tụ lại dưới da gây sưng tấy.
Các vết bầm do chấn thương mô mềm sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn khoảng vài ngày hoặc lâu hơn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Đối với vết thâm tím do bệnh lý, nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
III. Một số phương pháp giảm tình trạng thâm bầm da
1. Chườm lạnh giúp tan máu bầm
Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng và đau. Không chườm trực tiếp đá lạnh lên vết thương, mà hãy dùng khăn bọc nước đá, khăn ướt hoặc túi gel lạnh để chườm từ 10 – 15 phút. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm độ nhạy của các dây thần kinh, thu nhỏ mạch máu dưới da. Có thể áp dụng ngay khi vừa bị thương hoặc vết thương cấp tính (trong vòng 48 giờ đầu), sau đó nên chườm nóng.
2. Chườm nóng giúp tan vết thâm tím
Chườm nóng giúp máu lưu thông, từ đó hỗ trợ làm giảm và tan vết bầm nhanh hơn. Không chườm nóng cho các vết thương sưng tấy, vết thương hở. Vết thương cấp tính chỉ nên chườm nóng sau khi đã qua 48 giờ đầu. Cần sử dụng túi chườm nóng hoặc khăn ấm, thời gian chườm từ 5 – 15 phút tùy thuộc vào sức khỏe và mức độ vết thương.
3. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Khi bị thương, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Nếu có thể hãy tránh sử dụng Aspirin hoặc Ibuprofen, vì những loại thuốc này có thể làm chậm quá trình đông máu và kéo dài thời gian chảy máu, khiến vết thương lâu lành hơn.
4. Sử dụng nguyên liệu có sẵn
Bổ sung thực phẩm như thơm, nghệ, lăn trứng gà hoặc đắp hỗn hợp chanh – muối,… tại vị trí thâm tím, việc này sẽ giúp cải thiện vết bầm hiệu quả và nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần thiên nhiên nhằm hỗ trợ giảm sưng, tiêu huyết, giảm vết bầm tím trên da. Lưu ý, chỉ nên chọn các loại viên uống có nguồn gốc xuất xứ, thành phần rõ ràng, chất lượng tốt nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
IV. Medi Bruises – Viên uống hỗ trợ tiêu huyết, giảm bầm hiệu quả
Medi Bruises là viên uống được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, với thành phần chính là các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết, tiêu sưng, giảm viêm và giúp làm tan các vết bầm tím trên da hiệu quả.
Viên uống Medi Bruises góp phần tích cực trong việc hỗ trợ tái tạo cấu trúc da, tăng khả năng sản xuất hồng cầu và thúc đẩy quá trình phục hồi da nhờ một số thành phần như: cao huyết giác, cao kim ngân hoa, cao nhũ hương, cao dây đau xương, cao ngưu bàng, Papain 6000 usp, Nano Curcumin.
- Đối tượng sử dụng: Người lớn trên 18 tuổi có dấu hiệu chấn thương, bầm tím mô mềm.
- Hướng dẫn sử dụng: Uống sau khi ăn no (sáng 1 viên, chiều 1 viên), uống liên tục trong 5 ngày.
Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Phụ nữ mang thai và cho con bú, người đang có các bệnh lý phức tạp (ung thư, suy thận,…) nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Chủ đề tương tự: Chăm sóc vết thươngMedi BruisesSức khỏeVết thươngViên uốngViên uống hỗ trợ bảo vệ sức khỏe