Chăm sóc tóc tại nhà để có mái tóc suôn mượt, da đầu không gàu – không ngứa không đơn giản chỉ là gội đầu và xả mà còn hơn cả thế. Gội và xả tóc chỉ là 2 bước cơ bản trong quy trình chăm sóc tóc để giúp mái tóc đẹp hơn và sạch gàu hơn. Tuy nhiên, để giúp ngăn chặn rụng tóc hiệu quả và kích thích mọc nhiều tóc hơn, bạn cần có liệu trình chăm sóc tóc và da đầu chuyên nghiệp hơn.
I. Nguyên nhân khiến tóc gãy rụng nhiều
Rụng tóc là tình trạng xảy ra khi số lượng tóc rụng mỗi ngày nhiều hơn số tóc mọc hàng ngày. Theo đó, nếu mỗi ngày rụng từ 50 – 100 sợi tóc được xem là bình thường, nếu tóc rụng nhiều hơn số lượng này thì được xem là bất thường.
Rụng tóc là một phần tự nhiên trong chu kỳ pháy triển của tóc (Gồm 3 giai đoạn: giai đoạn phát triển – anagen, giai đoạn chuyển đổi – catagen, giai đoạn thoái triển – telogen), số tóc rụng đi sẽ được thay thế bằng số tóc mọc lại. Nếu tóc rụng nhiều lượng tóc mọc có thể dẫn đến tình trạng tóc ít, hói đầu.
Rụng tóc bình thường mỗi ngày được xem là rụng tóc sinh lý – rụng tóc tự nhiên, nếu lượng tóc rụng quá nhiều (hơn 100 sợi mỗi ngày) được xem là rụng tóc bệnh lý, do một số nguyên nhân sau gây nên:
- Bệnh lý tuyến giáp, viêm nhiễm da đầu, rối loạn hệ thống miễn dịch, thiếu máu, thiếu chất…
- Di truyền do có người trong gia đình (bên bố hoặc hoặc) bị hói trước đó.
- Tuổi tác cao, giảm cân nhanh, xạ trị do bệnh, tác dụng phụ của thuốc.
- Bị stress, căng thẳng do làm việc quá mức.
- Chăm sóc tóc tại nhà và chăm sóc da đầu không đúng cách.
- Hóa chất khi uốn, duỗi, nhuộm tóc liên tục hoặc buộc tóc quá chặt.
Tình trạng rụng tóc đôi khi chỉ xảy ra tạm thời và có thể khắc phục, tuy nhiên một số trường hợp bị rụng tóc vĩnh viễn do nang tóc đã bị thương tổn hoặc mất nang tóc.
II. Nên làm gì khi tóc bị rụng quá nhiều?
Một số người thường có những cách chăm sóc tóc tại nhà thiếu khoa học, khiến mái tóc ngày càng xấu đi: gội đầu quá nhiều, không sấy tóc khô sau khi gội đầu, tác động lực quá mạnh lên tóc, lạm dụng hóa chất, chải tóc khi còn ướt…
Để có mái tóc suôn mượt và không bị rụng tóc quá nhiều, bạn cần thay đổi quy trình chăm sóc tóc mỗi ngày khoa học hơn và phù hợp với mái tóc, cũng như tình trạng da đầu của bạn hơn:
- Sử dụng lược răng cưa thưa, lược chải tóc chuyên rụng và thực hiện chải tóc nhẹ nhàng.
- Chọn loại dầu gội, dầu xả hay các loại kem dưỡng tóc phù hợp với mái tóc và da đầu.
- Khi gội đầu nên thực hiện các động tác massage tóc nhẹ nhàng và xả thật sạch với nước.
- Không nên gội đầu quá thường xuyên để tránh làm tổn thương da đầu.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng và ăn uống mỗi ngày.
Đối với trường hợp bị rụng tóc do bệnh, uống thuốc gây rụng tóc hay xạ trị thì cần đợi bệnh hết để mái tóc có thể phục hồi trở lại. Nếu rụng tóc do bị hói di truyền, do nang tóc tổn thương không thể mọc lại tóc, do vết thương… thì cần đến gặp BS để được thăm khám và tư vấn.
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc giúp tóc mọc lại đã không còn là vấn đề quá khó khăn nhờ một số phương pháp như: cấy tóc, laser, sử dụng thuốc… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rụng tóc mà các Bác sĩ sẽ có phương án khắc phục phù hợp.
III. Quy trình chăm sóc tóc tại nhà giúp giảm rụng và kích thích mọc tóc
Tóc cũng như làn da, cần được chăm sóc mỗi ngày để tránh bị rụng tóc, xơ rối, gàu… và có một mái tóc suôn mượt, bồng bềnh. Chính vì thế, việc chăm sóc tóc cũng cần được thực hiện mỗi ngày.
Không có bất kỳ quy trình chuẩn nào để chăm sóc tóc. Tùy thuộc vào tình trạng của tóc, da đầu mà bạn có thể chọn cho mình quy trình chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất:
- Ủ tóc
Ủ tóc trước khi gội đầu, nhuộm tóc… sẽ giúp giảm thiểu các hư tổn ở tóc và ngọn tóc, giúp mái tóc mềm hơn, giảm khô và hạn chế bết nhờn. Có thể ủ tóc bằng các loại tinh dầu thiên nhiên.
- Gội đầu
Gội đầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mái tóc của bạn, có thể gội 2 – 5 lần/tuần, bất cứ lúc nào cảm thấy tóc bị bết dính, cần làm sạch tóc và da đầu.
Lưu ý: Không dùng tay chà sát quá mạnh, không chải tóc khi tóc còn ướt, không nên gội đầu với nước nóng, hạn chế gội đầu vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.
- Xả tóc
Khi gội đầu, tóc dễ mất đi lớp dầu tự nhiên, xả tóc sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho tóc và tạo độ mượt cho mái tóc.
Lưu ý: chỉ thoa đều kem xả lên phần ngọn tóc, không thoa lên da đầu.
- Dưỡng tóc
Sau khi gội đầu xong nên dùng khăn sạch thấm khô tóc. Khi tóc còn ẩm, có thể thoa thêm một lớp sản phẩm dưỡng tóc (tinh dầu, serum…).
Lưu ý: Nên sấy khô tóc và phần da đầu để tránh bị gàu, viêm nhiễm sau khi gội đầu.
IV. Hỗ trợ mọc tóc, nuôi dưỡng da đầu hiệu quả với Elite Peptide Hair Ampoule
Khi tóc bị rụng quá nhiều có thể thấy được da đầu hoặc bị rụng tóc từng mảng lớn, bị hói… Nếu chỉ áp dụng quy trình chăm sóc tóc mỗi ngày có thể không mang lại hiệu quả hoặc rất chậm. Lúc này, cần có biện pháp kích thích tóc mọc nhanh hơn như: cấy tóc, laser, XL…
Trong đó, biện pháp thoa một số loại tinh chất chứa hàm lượng dưỡng chất cao lên da đầu (sau khi thực hiện XL lên vùng da đầu tóc thưa, hói…) được xem là mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nằm trong bộ sản phẩm Cellcos Meso – Elite Peptide Hair Ampoule là tinh chất hỗ trợ mọc tóc, nuôi dưỡng tóc và da đầu. Với công thức đặc biệt, sản phẩm có thể giúp cung cấp nhiều dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề về tóc và da đầu.
Elite Peptide Hair Ampoule có thể sử dụng để chăm sóc tóc tại nhà, dùng để bôi thoa trực tiếp lên vùng da đầu hoặc kết hợp với các quy trình chăm sóc da chuyên nghiệp tại Spa/Salon:
- Kết hợp được với PRP – PPP
- Kết hợp với bôi thoa hoặc điện di
- Kết hợp với LK, Mesogun
- Kết hợp với công nghệ cấy tóc – cấy chân mày
- Kết hợp với các dịch vụ gội đầu dưỡng sinh chăm sóc tóc và da đầu.
Có thể sử dụng Elite Peptide Hair Ampoule kết hợp với bộ đôi bộ đôi dầu gội, dầu xả thảo dược Premium Herbal Shampoo và Anti-Dandruff Conditioner để mang lại hiệu quả chăm sóc tóc tối ưu nhất.
Chủ đề tương tự: Cellcos MesoElite Peptide Hair AmpoulePeptideQuy trình chăm sócTóc và Da đầu