Cơ thể con người có khả năng tự chữa lành vết thương, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ, tình trạng vết thương nông hay sâu mà thời gian phục hồi sẽ diễn ra khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu quá trình phục hồi và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm lành vết thương.
I. Các giai đoạn của quá trình lành vết thương
Khi làn da bị tổn thương, một loạt các quá trình tự nhiên của cơ thể sẽ được kích hoạt giúp vết thương lành lại để bảo vệ, ngăn chặn vi khuẩn cũng như các tác nhân có hại xâm nhập.
1. Giai đoạn đông – Cầm máu
Máu đổi từ dạng lỏng sang dạng rắn giúp hạn chế mất máu, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, duy trì tình trạng lỏng của máu trong mạch và giữ thành mạnh toàn vẹn.
Quá trình đông và cầm máu diễn ra với 4 giai đoạn chính: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu và hình thành cục máu đông, tan máu đông (tiêu sợi huyết).
2. Giai đoạn viêm
Các đại thực bào tiêu diệt các mô hoại tử, vi khuẩn,… để làm sạch vết thương. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-5 ngày hoặc lâu hơn nếu bị nhiễm trùng, mô chết,…
Giai đoạn viêm thường đi kèm với các dấu hiệu như: sưng, nóng, đỏ, đau, phát sốt,…
3. Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn tăng sinh giúp tái tạo lại cấu trúc, phục hồi tổn thương. Hình thành mô liên kết mới và hình thành biểu mô che phủ lên bề mặt vết thương.
Nguyên bào sợi sẽ tổng hợp tạo ra các sợi collagen và các chất của mô liên kết (mô hạt) để làm đầy vết thương, đồng thời tạo ra các mạch máu mới, thông qua quá trình biểu mô hóa thì da non sẽ được sản sinh.
4. Giai đoạn tái tạo phục hồi
Các mạch máu phục hồi và bề mặt da được che phủ bởi lớp biểu mô mới. Lúc này chức năng của mô và tính đàn hồi của làn da cũng bị ảnh hưởng.
Nếu các sợi collagen tăng sinh lên quá mức cả về số lượng và trật tự thì có thể hình thành sẹo lồi, sẹo phì đại. Do đó cần có biện pháp chăm sóc vết thương đúng cách.
II. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành thương
Cơ thể con người có cơ chế tự làm lành vết thương, thời gian phục hồi sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Trường hợp vết thương lâu lành có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Vết thương nông hay sâu, nhỏ hay rộng, vị trí bị thương, có kèm mưng mủ hay nhiễm khuẩn hay không,…
- Cách xử lý vết thương, sơ cứu bước đầu.
- Cách bảo vệ vết thương, tránh được tình trạng nhiễm trùng.
- Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phục hồi vết thương.
- Người cao tuổi, bệnh nền, tiền sử mắc các bệnh mãn tính (đái tháo đường, ung thư…) sẽ lâu lành thương hơn.
III. Làm thế nào nếu vết thương lâu lành?
Thông thường, đối với những vết thương trên 2 tuần trở lên nhưng không có dấu hiệu phục hồi hoặc quá trình làm lành diễn ra chậm sẽ được coi là vết thương lâu lành (vết thương mãn tính).
1. Nguyên nhân làm chậm quá trình lành thương
- Vị trí vết thương: những vị trí chịu áp lực của cơ thể như gót chân, vùng tì đè, khủy tay,… sẽ phục hồi chậm hơn so với những vị trí ổn định, máu có thể lưu thông tốt.
- Nhiễm trùng: khi hệ miễn dịch gặp vấn đề, vi khuẩn hay tác nhân có hại có thể xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng, tạo ra vết loét khiến vết thương lâu lành.
- Bệnh lý: một số bệnh lý mãn tính (đái tháo đường, bệnh về tim hoặc mạch máu,…) gây ảnh hưởng lượng máu lưu thông đến vết thương.
- Tuổi tác: những người cao tuổi khi bị thương thường lâu lành do các yếu tố liên quan đến những thay đổi trong cơ thể như: lượng collagen sản sinh, bệnh lý,…
- Chế độ dinh dưỡng kém: ăn uống không đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng. Khi đó, cơ thể có thể phá vỡ protein để bù đắp, làm các vết thương lâu lành hơn.
- Chấn thương lặp lại: các vết thương lặp lại, vết thương chồng khiến quá trình lành thương diễn ra chậm lại hoặc ngưng hẳn.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến vết thương lâu lành như: máu lưu thông kém, tình trạng phù nề, thiếu nước, lối sống không lành mạnh, sử dụng thuốc không đúng cách,… Nếu không được chăm sóc đúng cách, các vết thương lâu lành có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2. Chăm sóc làm lành vết thương đúng cách
Tốc độ lành thương cho thấy khả năng miễn dịch và cơ địa của mỗi người, đồng thời thể hiện tình trạng sức khỏe đang gặp phải. Để vết thương nhanh phục hồi, bạn cần lưu ý:
- Chăm sóc vết thương đúng cách: sát khuẩn, sử dụng băng gạc để giữ vết thương luôn sạch, theo dõi các dấu hiệu mưng mủ, nhiễm trùng,…
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể gây cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể: như thuốc chống viêm (aspirin), corticoid,…
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất: protein, carbohydrates, nước, vitamin, khoáng chất,…
IV. Bio Urgo Spray – Băng gạc vết thương dạng xịt hỗ trợ quá trình lành thương
Bio Urgo Spray là sản phẩm băng gạc vết thương dạng xịt ứng dụng công nghệ sinh học, giúp bảo vệ và góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi các vết thương ngoài da, đồng thời làm mát, làm dịu cơn đau nhờ các thành phần như:
- Ethanol, Phenoxyethanol, Nano bạc: có tác dụng chính là kháng khuẩn.
- Povidon K30: tạo màng tương tác sinh học, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn,… và hạn chế quá trình tiết dịch, chống viêm hiệu quả.
- Tinh chất trà xanh: chống oxy hóa, sát khuẩn nhẹ, hạn chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, hỗ trợ tái tạo và hình thành mô mới, giúp phục hồi tổn thương, chống viêm,…
- Nano Collagen: xây dựng, kích thích tăng sinh mô đệm, làm lành vết thương.
- Nano Curcumin: chống viêm, kháng khuẩn, trung hòa các gốc tự do, hỗ trợ tái tạo da nhanh, hạn chế để lại sẹo thâm.
Bio Urgo Spray được nghiên cứu phát triển bởi nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và triển khai khu công nghệ cao Tp. HCM – SHTP Labs, là Trang thiết bị Y tế loại A dưới dạng băng gạc đảm bảo độ an toàn, lành tính và mang tính ứng dụng cao.
Chủ đề tương tự: Bio Urgo SprayChăm sóc vết thươngVết thương