Trong cơ thể con người, axit amin đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các thành phần để tạo nên hàm lượng protein cần thiết. Không những thế, hợp chất này còn mang đến rất nhiều lợi ích giúp duy trì sức khỏe và sự phát triển bình thường của cơ thể.
I. Phân loại axit amin và mối liên hệ với cơ thể con người
Axit amin hay Amino Acid chiếm khoảng 20% cơ thể con người (ở dạng chất rắn chiếm đến 50% khối lượng cơ thể), là thành phần cấu thành nên cơ thể với tỷ trọng lớn thứ 2 (chỉ đứng sau nước).
1. Axit amin là gì?
Đây là thành phần chính có trong các phân tử protein, giữ vai trò cấu thành nên các phân tử protein khác nhau, đảm nhận nhiều vai trò và chức năng trong các hoạt động sống của cơ thể.
Không những thế, axit amin còn có tác dụng tổng hợp nên một số loại nội tiết tố và chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để hỗ trợ cho các quá trình sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể.
Axit amin được cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là Cacbon, Hydro, Oxy và Nitơ với đặc điểm: có vị ngọt (một ít có vị đắng), ở trạng thái kết tinh hoặc rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong nước. Hợp chất này có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm sử dụng hàng ngày như: thịt, trứng, rau, các loại đậu, hải sản, sữa.
2. Phân loại
Theo thống kê, có khoảng 20 loại axit amin khác nhau tham gia vào quá trình hình thành các loại protein khác nhau (có khoảng 100.000 loại), được chia làm 2 nhóm chính:
– Các loại axit amin không thiết yếu
Là những loại mà cơ thể con người có thể tự tổng hợp được, bao gồm: Arginine, Alanine, Cysteine, Glutamate, Aspartate, Glycine, Proline, Serine, Tyrosine, Glutamine, Asparagine.
Tuy cơ thể vẫn có thể tự tổng hợp được các loại axit amin này, thế nhưng việc bổ sung chúng vẫn là điều cần thiết, tùy thuộc vào nhu cầu của từng cơ thể mà có thể bổ sung thêm từ ngoại sinh (thực phẩm).
– Các loại axit amin thiết yếu
Là những loại amà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được (hoặc tổng hợp rất ít), chỉ có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày, bao gồm: Phenylalanine, Valine, Threonine, Tryptophan, Methionine, Leucine, Isoleucine, Lysine và Histidine.
Đây là các loại axit amin không thể thay thế được với nguồn bổ sung tốt nhất là protein từ thịt động vật, trứng và thịt gia cầm. Khi đưa vào cơ thể, chúng được hấp thụ từ ruột vào máu và đến các cơ quan, tại đây chúng tổng hợp thành các protein đặc hiệu theo từng nhu cầu của cơ thể.
II. Tầm quan trọng của axit amin đối với sức khỏe con người
Axit amin là thành phần chính cấu tạo nên protein. Trong khi đó, protein lại giữ vai trò xây dựng và phát triển cơ thể, tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Nếu không có hợp chất này, việc tổng hợp và phân giải protein sẽ không thể diễn ra và ngược lại. Do đó, chúng đóng vai trò rất quan trọng và mang nhiều hữu ích như:
- Cải thiện tâm trạng và giấc ngủ: Tryptophan là loại axit amin có tác dụng giúp điều chỉnh tâm trạng. Đồng thời, cải thiện chất lượng giấc ngủ và hành vi nhờ khả năng sản xuất ra serotonin. Nếu nồng độ serotonin giảm có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Do đó, để tâm trạng và chất lượng giấc ngủ được đảm bảo, nên bổ sung tryptophan.
- Hình thành và tái tạo mô cơ, chống mất cơ: Người cao tuổi, người bệnh nằm lâu trên giường, người ít vận động,… thường có nguy cơ bị teo cơ, mất cơ. Nếu được bổ sung kịp thời các axit amin phù hợp sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mất cơ, đồng thời góp phần hình thành và tái tạo mô cơ mới.
- Thúc đẩy quá trình giảm cân: Các axit amin thiết yếu chuỗi cánh có tác dụng kích thích giảm béo, giảm lượng mỡ thừa, giảm trọng lượng cơ thể.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: hợp chất này có thể giúp cơ thể con người tạo ra những kháng thể cần thiết chống lại bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tổng hợp nội tiết tố và enzyme: Giúp duy trì và thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể như tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, sinh sản,….
III. Vai trò trong việc cân bằng dinh dưỡng
Axit amin còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể khi nguồn cung cấp chính (carbohydrate) bị cạn kiệt do luyện tập thể thao hay vận động cường độ cao.
Trên thực tế, cơ thể con người không thể tự tổng hợp mọi loại axit amin, đặc biệt là các loại thiết yếu. Do đó, để cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể cần thông qua chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Khi duy trì được chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cân bằng 5 nhóm dinh dưỡng chính (khoáng chất, vitamin, chất béo, carbohydrate, protein) sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Trong đó, việc bổ sung đầy đủ các loại axit amin cần thiết sẽ cải thiện được giá trị dinh dưỡng của hàm lượng protein trong cơ thể.
IV. Bột tảo xoắn Spirulina – Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể với 8 loại axit amin thiết yếu
Có rất nhiều nguồn thực phẩm có thể giúp cung cấp hàm lượng axit amin thiết yếu cho cơ thể như: thịt, trứng, sữa, các loại đậu,… và đặc biệt là tảo xoắn Spirulina.
Tảo xoắn Spirulina được Tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận là “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người trong thế kỷ 21” nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao: chứa hơn 65% protein và 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp: Isoleucine, Leucine, Lysine, Methionine, Phenylanine, Threonine, Trytophane, Valine.
Bên cạnh 8 loại thiết yếu, tảo xoắn Spirulina còn chứa nhiều loại không thiết yếu như: Alanine, Arginine, Aspartic acid, Cystine, Glutamic acid, Glycine, Histidine, Proline, Tyrosine.
Để tạo nên trạng thái protein lý tưởng, giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra ổn định và bình thường, việc thừa hay thiếu một loại axit amin nào đó đều có thể khiến cơ thể xảy ra vấn đề. Do đó, bổ sung Bột tảo xoắn Spirulina chính là một trong những lựa chọn lý tưởng, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà còn chứa nhiều loại axit amin cần thiết.
Chủ đề tương tự: Bột tảo xoắn SpirulinaTảoTảo xoắn SpirulinaThành phần