Công nghệ tế bào gốc – Xu hướng ứng dụng hiện đại

Công nghệ tế bào gốc - Xu hướng ứng dụng hiện đại

Công nghệ tế bào gốc đã và đang mang lại nhiều bước tiến vượt bậc các lĩnh vực cuộc sống phục vụ cho con người. Các ứng dụng từ Tế bào gốc ngày càng phổ biến, được ứng dụng trong Y khoa, thẩm mỹ mang đến khả năng tái tạo và phục hồi, chăm sóc và điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe, làm đẹp.

I. Tế bào gốc và công nghệ tế bào gốc

Tế bào gốc (Stem Cell) là thuật ngữ được sử dụng cho mục đích khoa học, đây là loại tế bào duy nhất bên trong cơ thể có khả năng tái tạo và sản sinh ra các tế bào mới. Do đó mà chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong các nghiên cứu và ứng dụng về lĩnh vực Y khoa hay thẩm mỹ.

1. Tế bào gốc là gì?

Cơ thể con người được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi tế bào sẽ có những chức năng riêng biệt. Ví dụ, tế bào hồng cầu có nhiệm vụ đưa oxy đi khắp nơi để nuôi sống các bộ phận bên trong cơ thể.

Tế bào gốc là một loại tế bào có khả năng phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể. Ở điều kiện thích hợp (trong cơ thể hoặc phòng thí nghiệm), chúng có thể phân chia để tạo thành nhiều tế bào con. Các tế bào con này có khả năng trở thành tế bào gốc mới hoặc tế bào chuyên biệt với chức năng cụ thể (như tế bào máu, tế bào não, tế bào tim,…).

2. Công nghệ tế bào gốc là gì?

Công nghệ tế bào gốc là nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vào nhiều lĩnh vực khác nhau như Y học, thẩm mỹ,… nhằm chăm sóc, phục vụ các nhu cầu của con người. Đây là xu hướng khoa học nổi trội hiện tại và cả tương lai.

Trong lĩnh vực Y khoa hay thẩm mỹ, việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc ngày càng phổ biến, điển hình là sự ra đời của các dòng mỹ phẩm chăm sóc, trẻ hóa và phục hồi da chứa thành phần dịch chiết từ tế bào gốc (Stem Cell Extract) đã định hình xu hướng làm đẹp tương lai.

Hiện nay, công nghệ tế bào gốc có 2 hướng được tập trung nghiên cứu và phát triển chủ yếu là công nghệ tế bào gốc động vậtcông nghệ tế bào gốc thực vật.

  • Công nghệ tế bào gốc động vật thường bị hạn chế nuôi cấy vì gen động vật khác với gen con người, một số trường hợp có thể gây đột biến gen hoặc chưa được kiểm chứng về tác động nguy hại lên cơ thể người.
  • Công nghệ tế bào gốc thực vật được ứng dụng rộng rãi hơn do độ an toàn cao và lành tính với sức khỏe con người, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hay làm đẹp.

Lĩnh vực công nghệ tế bào gốc vẫn đang được nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn đem đến nhiều thành tựu mới trong tương lai, phục vụ tốt hơn các nhu cầu chữa trị bệnh lý, phục hồi sức khỏe, làm đẹp an toàn và bền vững của con người.

II. Phân loại tế bào gốc

  • Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells – ESC)

Đây là tế bào của khối tế bào bên trong phôi nang trong quá trình phát triển phôi. ESC có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể và có thể tự tái tạo qua nhiều thế hệ.

  • Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells – ASC)

Loại tế bào này có tiềm năng biệt hóa thành tế bào khác thấp hơn so với ESC, được tìm thấy trong mô của chất béo và tủy xương. Hiện nay ASC ứng dụng chủ yếu dựa trên tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô.

  • Tế bào gốc từ máu dây rốn (Hematopoietic stem cells – HSCs)

Đây là tế bào đã được nghiên cứu và chứng minh là có thể sử dụng cho việc ghép tế bào gốc tạo máu thay thế cho việc ghép tủy xương. Hiện nay, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ (FDA) đã chấp thuận việc ứng dụng HSCs trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh hiểm nghèo liên quan đến hệ tạo máu.

  • Tế bào gốc đa năng cảm ứng (Induced Pluripotent Stem Cells – iPSC)

Đây là các tế bào được tạo thành từ tế bào soma, iPSC có tiềm năng lớn nhưng do chi phí phát triển và ứng dụng đắt đỏ nên hiện nay vẫn chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu.

III. Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc

1. Trong Y học hiện đại

  • Hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Tế bào gốc giúp tạo ra các tế bào khỏe mạnh để thay thế, sửa chữa, bổ sung cho các tế bào chức năng phát triển lệch lạc gây bệnh hoặc các tế bào già yếu, tổn thương. Do đó mà công nghệ này được nghiên cứu và ứng dụng chữa trị nhiều loại bệnh nan y, nguy hiểm, đồng thời có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, Parkinson, Alzheimer,…

  • Hỗ trợ tìm hiểu cơ chế bệnh lý

Thông qua việc nghiên cứu các tế bào gốc trưởng thành biệt hóa thành các tế bào khác trong cơ thể như tế bào thần kinh, cơ tim, sụn, xương,… sẽ giúp các chuyên gia, bác sĩ hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh, từ đó có biện pháp phòng ngừa hay chữa trị thích hợp.

  • Hỗ trợ phát triển các loại thuốc

Nhờ vào các công trình nghiên cứu nuôi cấy tế bào gốc mà thời gian thử nghiệm, phát triển các loại thuốc, kiểm tra phản ứng của thuốc có ảnh hưởng gì đến các tế bào của cơ thể hay không đã được rút ngắn rất nhiều.

2. Trong lĩnh vực Da thẩm mỹ

Việc nghiên cứu công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ làm đẹp cũng đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Không chỉ hỗ trợ tái tạo, phục hồi lại các tế bào da hư tổn mà còn mang đến nhiều lợi ích như trẻ hóa, dưỡng da sáng khỏe, mịn màng hơn,… thông qua một số hình thức phổ biến như:

  • Ứng dụng trong các mỹ phẩm chăm sóc da.
  • Ứng dụng trong các liệu trình công nghệ cao: Laser, Peel,…
  • Ứng dụng trong phun xăm thẩm mỹ: phun xăm môi, chân mày,…
  • Ứng dụng trong tiểu phẫu thẩm mỹ.

Công nghệ tế bào gốc trong thẩm mỹ thường được nghiên cứu và sản xuất dưới dạng dịch chiết tế bào gốc, làm thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm bôi thoa ngoài da như: kem dưỡng, mặt nạ, serum, ampoule,…

3. Ưu – Nhược điểm và hạn chế

  • Ưu điểm

Công nghệ Tế bào gốc có nhiều lợi ích lớn phục vụ trong lĩnh vực Y học hiện đại và lĩnh vực Thẩm mỹ. Hiện nay, nhiều đề tài vẫn đang được thực hiện, hứa hẹn tiềm năng lớn trong tương lai.

  • Nhược điểm

Các thành tựu nghiên cứu tế bào gốc (tế bào gốc tự thân, tế bào gốc động vật, tế bào gốc thực vật) đều mang theo một số rủi ro và tác dụng phụ như: phản ứng miễn dịch, nhiễm trùng, lây nhiễm, biến đổi gen,…

  • Hạn chế

Hiện nay, việc phát triển, lưu trữ, ứng dụng, bảo quản từ phương pháp tế bào gốc tốn chi phí rất cao, đây là một thách thức lớn và cản trở đến việc tiếp cận phổ biến đến người sử dụng.

IV. Stemcell Extract – Thành tựu từ Công nghệ Tế bào gốc hiện đại

Stemcell Extract là mỹ phẩm minh chứng cho thành tựu công nghệ Tế bào gốc hiện đại, được phát triển bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp. HCM. Sản phẩm trải qua nghiên cứu, sản xuất, kiểm định nghiêm ngặt bao gồm Phân lập – Nuôi cấy – Chiết xuất – Thu nhận để thu được dịch chiết từ Tế bào gốc Nhung Hươu chất lượng, đồng nhất và chuẩn khoa học. Quy trình này đã được cấp chứng nhận Sở hữu trí tuệ vào ngày 13/02/2023.

Dựa trên thực nghiệm minh chứng: “Công nghệ nuôi cấy tế bào gốc mới này loại bỏ được các thành phần gây kích ứng da và ngăn ngừa các yếu tố gây nhiễm có thể đến từ nguồn gốc động vật”. Trên cơ sở đó mang đến sản phẩm Stemcell Extract chứa thành phần dịch chiết tế bào gốc Nhung hươu thế hệ mới nhất, đảm bảo tính Vô khuẩn – An toàn – Hiệu quả cho người sử dụng.

Stemcell Extract giúp chăm sóc làn da căng sáng, trẻ khỏe, hỗ trợ làm mờ nếp nhăn, đồng thời nuôi dưỡng, phục hồi, cải thiện các tình trạng lão hóa da hiệu quả nhờ các yếu tố tăng trưởng có trong dịch chiết tế bào gốc nhung hươu cùng nhiều thành phần khác như: Hyaluronic Acid, Alpha-Arbutin, Kojic Acid,…

Mỹ phẩm ứng dụng công nghệ tế bào gốc Stemcell Extract thẩm thấu nhanh nên không gây nhờn rít trên da, không sử dụng chất bảo quản gây hại. Sản phẩm hiện được ứng dụng trong nhiều quy trình làm đẹp chuyên nghiệp tại các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ, spa trên toàn quốc.

Chủ đề tương tự: Công nghệ Tế bào gốcDa thẩm mỹDịch chiết Tế bào gốc Nhung hươuKhoa họcMediworldMỹ phẩm sinh họcStemcell Extract