Nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng nếu không chăm sóc đúng cách

Nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng nếu không chăm sóc đúng cách

Có nhiều tác nhân có thể gây bỏng như: nước sôi, bô xe, cháy nổ,… Vết thương bỏng rất dễ bị nhiễm trùng do tổn thương da khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Điều trị vết bỏng, nhất là tránh nhiễm trùng vết thương bỏng là việc cần thiết và vô cùng quan trọng.

I. Vết thương bỏng đặc biệt nguy hiểm

Tổn thương bỏng phá vỡ hàng rào bảo vệ là da và cơ thể, vi khuẩn từ đó dễ dàng xâm nhập hơn. Mức độ nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào vị trí và độ sâu của vết bỏng. Bỏng nặng, diện tích càng lớn càng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.

Khi hàng rào da bị phá vỡ còn có nguy cơ để lộ hệ thống thần kinh dưới da, từ đó kích thích receptor đau, phù viêm gây chèn ép… Những tổng thương này có thể gây trạng thái stress, kèm theo hàng loạt rối loạn khác. Điều trị bỏng, tránh nhiễm trùng vết thương bỏng là một cuộc chiến cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân. Bỏng có thể chia thành 3 cấp độ sau:

1. Cấp độ 1 – Nhiễm trùng vết thương bỏng ở mức độ nhẹ

Đây là mức độ được đánh giá có mức tổn thương ít nhất. Bỏng trong trường hợp này chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến lớp biểu bì da ngoài cùng.

2. Cấp độ 2 – Tổn thương không chỉ trên bề mặt

Nặng hơn cấp độ trên, vết bỏng sẽ có dấu hiệu phồng rộp, đỏ rát và đau nhức. Xuất hiện thêm nhiều mụn nước chứng tỏ tình trạng đang có dấu hiệu xấu đi. Vết bỏng lúc này khó lành, cần được vệ sinh sạch sẽ, băng gạc đúng cách để tránh nhiễm trùng. Đồng thời, cần có biện pháp che phủ và bảo vệ để vết bỏng mau lành.

3. Cấp độ 3 – Mức độ nặng, nguy cơ nhiễm trùng vết thương bỏng rất cao

Bỏng rất nặng, không chỉ trên bề mặt mà đã gây tổn thương sâu. Tổn thương có thể nặng đến mức bệnh nhân có dấu hiệu mất cảm giác, không còn thấy đau đớn nữa. Bỏng mức độ này có thể còn ảnh hưởng đến thần kinh. Nếu không được điều trị và phục hồi có nguy cơ dẫn đến co rút cơ sau này.

II. Những dấu hiệu nhiễm trùng vết thương bỏng

  • Xuất hiện sự thay đổi độ dày vết bỏng, từ dày từng phần sang dày toàn bộ.
  • Thay đổi màu sắc: màu nâu tối chuyển sang màu đen, xuất hiện màu đỏ mới kèm theo phù nề. Tại vết bỏng có thể xuất hiện màu xanh và lớp mỡ dưới da.
  • Biến đổi thân nhiệt kèm theo giảm huyết áp, tim đập nhanh, giảm tiểu cầu. Đây cũng là các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng vết thương bỏng.

III. Cần làm gì để tránh nhiễm khuẩn vết thương bỏng?

Vết thương do bỏng cần được xử lý ngay tại chỗ. Ngoài một số loại thuốc điều trị, cần có sự hỗ trợ đắc lực của các loại băng gạc vết thương. Mục đích điều trị tại chỗ tổn thương bỏng là nhanh chóng che phủ được tổn thương. Tạo điều kiện thuận lợi cho biểu mô hóa, hạn chế nhiễm khuẩn, tránh nhiểm trùng vết thương bỏng.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng các vật liệu thay thế da tạm thời điều trị tại chỗ tổn thương bỏng theo chỉ định. Tác dụng chính để che phủ tổn thương, tạo thuận lợi cho quá trình biểu mô hóa.

Vết thương do bỏng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cả diện mạo và tinh thần bệnh nhân sau này. Vì thế, công tác xử lý, điều trị kịp thời rất cần thiết để tránh nhiễm trùng vết bỏng và những biến chứng có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, phòng tránh tối đa nguy cơ bỏng là quan trọng hơn cả. Do đó, cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt và quá trình làm việc hàng ngày.

Chủ đề tương tự: Bỏng daChăm sóc vết thươngVết thương