Tia UV C và những tác động đến làn da

Tia UV C và những tác động đến làn da

Tia UV là một trong những “kẻ thù” lớn nhất của làn da chúng ta. Chúng không chỉ khiến làn da sạm đi, tối hơn mà còn tác động lớn đến sức khỏe làn da từ sâu bên trong, trong đó có tia UV C. Vậy tia UV nói chung và tia UV C nói riêng là gì?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

I. Tìm hiểu về các loại tia UV trong ánh nắng mặt trời

Tia UV hay còn gọi là Tia cực tím (Ultraviolet – UV) trong tự nhiên được tạo ra từ bức xạ điện từ của mặt trời. Tia UV có bước sóng từ 100 – 400nm (nanomet) – bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X và hoàn toàn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng được chia làm 3 loại chính là: UV-A, UV-B và UV-C. Mỗi loại tia sẽ có bước sóng và mức độ gây hưởng khác nhau đến làn da con người.

1. Tia UV A (tia cực tím bước sóng A từ 315 – 400nm)

Tia UV A chiếm đến 95% tia ánh sáng trong ánh nắng mặt trời, có bước sóng dài nhất trong tia cực tím, không bị hấp thụ khi đi qua tầng ozone. Tia UV-A khi tiếp xúc với da sẽ đi sâu vào lớp hạ bì, thường gây ra tình trạng da nhăn nheo, đồi mồi, chân chim, nhanh lão hóa da.

2. Tia UV B (tia cực tím bước sóng B từ 280 – 315nm)

Tia UV B có bước sóng tầm trung, bị hấp thụ phần lớn bởi tầng ozone. Chúng có thể giúp da tổng hợp vitamin D, tuy nhiên chỉ nên tiếp xúc với ánh nắng trước 9h sáng và sau 4h chiều để hạn chế ảnh hưởng bởi tia UV A. Tia UV B có thể gây đỏ da, cháy nắng và ung thư da.

3. Tia UV C (có bước sóng ngắn nhất trong dải UV, từ 100 – 280nm)

Tia UV C bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozone. Do đó để thu được tia UV C, người ta sử dụng khoa học công nghệ để tạo ra các loại đèn UV C mới công dụng chính là để tiêu diệt hoặc làm bất hoạt vi sinh vật. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống. Vì vậy, tia UV C lại gây ảnh hưởng đến da và mắt nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

II. Những tác động của tia UV đối với làn da

Mỗi loại tia UV đều có nhưng ưu và nhược điểm riêng, tác động đến sức khỏe và làn da cũng khác nhau.

  • Tia UV A được xem là loại tia gây ra nhiều tác động xấu nhất đối với làn da, chúng xâm nhập và “tàn phá” sâu bên trong da một cách âm thầm, gây ra tình trạng lão hóa da, da nhăn nheo…
  • Tia UV B là tia cực tím có khả năng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, tuy nhiên loại tia này bị cản lại phần lớn ở tầng ozone nên không dễ hấp thu toàn bộ mà chỉ có thể hấp thu một phần nào đó để không gây ảnh hưởng đến da bởi tia UV A.
  • Trong khi đó, tia UV C có năng lượng cao nhất, bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozone và khí quyển nên không gây ra mối họa nào đến sự sống trên mặt đất. Tuy nhiên, do khả năng tiêu diệt và bất hoạt vi sinh vật tuyệt vời của tia UV C (cao hơn hẳn tia UV A và tia UV B) mà một số nhà khoa học đã nghiên cứu ra các loại đèn nhân tạo phát tia UV C.

Các loại đèn nhân tạo phát tia UV C nếu tiếp xúc trong thời gian dài hoặc với nguồn phát có cường độ bức xạ cao có thể gây ra tình trạng bỏng da, viêm giác mạc. Tuy nhiên, độ xuyên thấu của tia UV C rất thấp, nên nguy cơ ung thư da hoặc tổn thương mắt cũng được cho là rất nhỏ.

III. Một vài lưu ý đặc điểm của tia UV C

Giữ an toàn và tránh gặp phải các tác động tiêu cực với tia UV C không khó nếu chúng ta biết đặc điểm của loại tia này:

  • Tia UV C không thể xuyên qua kính, nhựa trong suốt và hầu hết các loại vật liệu khác. Do đó, nếu thấy có 1 bóng đèn UV C được đặt trong tủ kính thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm, bởi chúng không thể gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe làn da.
  • Tuyệt đối không được để làn da và đôi mắt tiếp xúc trực tiếp với khu vực có đèn UV C. Nếu cần thiết phải đi vào những khu vực có đèn UV C, bạn cần che chắn đồ bảo hộ, đeo kính chắn cẩn thận.
  • Nếu bạn đang quan tâm hoặc cần mua thiết bị UV C nào đó, cần liên hệ nhà sản xuất và đơn vị cung ứng để hiểu rõ hơn và sản phẩm và những tác động nếu có.
  • Tuy tia UV C không thường gặp trong đời sống hàng ngày, nhưng không vì thế mà bạn có thể lơ là việc bảo vệ làn da khỏi những tia gây hại khác như ánh sáng xanh, tia UV-A hay tia UV-B.

IV. Phyto Peptide Sunscreen – Kem bảo vệ da trước tia UV và ánh sáng xanh

Nằm trong bộ Cellcos, Phyto Peptide Sunscreen là sản phẩm kem chống nắng kết hợp giữa các nhân tố chống nắng vật lý – hóa học – sinh học, giúp chăm sóc, bảo vệ da và chống lại tác động của ánh sáng xanh.

Phyto Peptide Sunscreen ứng dụng công nghệ peptide, công nghệ kích thích tế bào gốc thực vật, Công nghệ sản xuất Mycosporine-like amino acid từ vi tảo với chỉ số SPF 50+, PA ++++ (4 cộng) giúp bảo vệ da toàn diện và vượt trội hơn.

Chủ đề tương tự: CellcosChống nắngKem chống nắngPeptidePhyto Peptide SunScreenTia UV