Các vết cắt, xước, trầy hay bỏng… có thể xảy đến bất cứ lúc nào trong sinh hoạt hàng ngày. Những vết thương này nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng và để lại di chứng về sau. Bạn đã biết cách xử lý khi vết thương bị nhiễm trùng chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
I. Như thế nào là vết thương bị nhiễm trùng?
Khi bị thương, cùng với hỗ trợ của thuốc điều trị, cơ thể sẽ khởi động cơ chế làm lành vết thương. Đó là quá trình bắt đầu tăng sinh collagen, thúc đẩy vết thương nhanh khép lại. Đồng thời tái tạo mô mới và cấu trúc lại vùng da tổn thương. Nhưng nặng hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập.
Hầu hết vết thương nếu không được xử lý đúng cách sẽ nhiễm trùng sau 24 đến 72 giờ bị thương. Những biểu hiện thường thấy là sưng đỏ, đau, làm mủ,… Tình trạng sưng đỏ lan rộng ra vùng lân cận, đau và làm mủ kéo dài so với bình thường.
II. Nhận biết những dấu hiệu cụ thể khi vết thương bị nhiễm trùng
Sưng đỏ và đau khi bị thương là những triệu chứng rất bình thường khi bị xâm nhập làm tổn thương. Thời gian sưng đỏ thường kéo dài từ 1 – 3 ngày và bắt đầu giảm dần Nếu sưng đỏ tiếp tục kéo dài và lan rộng, kèm theo phù nề, mưng mủ thì có thể vết thương bị nhiễm trùng. Lúc này cần kiểm tra tất cả các dấu hiệu có thể xảy ra khi nhiễm trùng vết thương để xử lý kịp thời..
1. Đau ở vết thương tăng dần và không thuyên giảm
Vết thương đau theo mức độ tăng dần theo thời gian, đó là dấu hiệu vết thương nhiễm trùng. Tình trang đau kéo dài tăng dần là do cơ thể đang chống lại với vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
2. Sưng, đỏ tấy, kéo dài và lan rộng
Sưng đỏ cũng xuất hiện khi mới bị thương. Nhưng nếu vết thương có dấu hiệu đỏ tấy, phù nề sau nhiều ngày thì cần theo dõi kĩ. Rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng và cần được thăm khám, xử lý kịp thời.
3. Mưng mủ, có dịch chảy ra, xuất hiện mùi khó chịu
Vết thương nhiễm trùng sẽ làm mủ, lượng dịch tiết ra càng ngày càng nhiều. Đồng thời, lượng dịch kèm theo với mùi hôi, khó ngửi, cần phải được xử lý kịp thời. Những dấu hiệu này cảnh báo nhiễm trùng vết thương đã khá nghiêm trọng.
4. Vết thương nhiễm trùng có thể hành sốt
Nhiễm trùng cũng khiến bệnh nhân bắt đầu mệt mỏi và sốt cao. Diễn biến vết thương lúc này rất xấu và không thể xem thường. Cần có sự can thiệp và điều trị của bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức vì lúc này bạn không thể tự kiểm soát vết thương nữa.
III. Chăm sóc vết thương nhiễm trùng như thế nào?
Chú ý quan sát các dấu hiệu xuất hiện ở vết thương để nhận biết nhiễm trùng kịp thời và xử lý. Tùy trường hợp, mức độ mà chúng ta có thể xử lý tại nhà hay phải đến điều trị chuyên sâu. Nếu vết thương nhiễm trùng nhẹ, hơi sưng, có mủ, chảy dịch nhưng ít, có thể chăm sóc bằng những cách sau đây.
1. Vệ sinh sạch sẽ vết thương
Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch xử lý vết thương, sát khuẩn. Vệ sinh đều đặn 3 lần mỗi ngày. Lưu ý nếu là vết thương khâu thì không nên ngâm nước, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho vết thương.
2. Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc bôi trực tiếp hoặc uống để chống lại xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời cần theo dõi sức khỏe của bệnh nhân để xử lý kịp thời trong trường hợp nặng hơn.
Vết thương bị nhiễm trùng nếu được xử lý kịp thời sẽ không gây ra biến chứng nặng nề về sau. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi chăm sóc tại nhà, lưu ý phải vệ sinh sạch sẽ và đều đặn mỗi ngày.
Trên đây là một vài thông tin nhận biết dấu hiệu và cách xử lí nhiễm trùng vết thương. Trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng, vết thương làm độc nguy hiểm, bạn nên gặp bác sĩ để để có phương pháp điều trị hợp lý và an toàn hơn!
IV. Bio Urgo Spray – Băng gạc vết thương dạng xịt thế hệ mới
Bio Urgo Spray là sản phẩm băng gạc vết thương dạng xịt ứng dụng CNSH giúp bảo vệ và góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi các thương tổn ngoài da, đồng thời làm mát, làm dịu cơn đau. Sản phẩm xịt trực tiếp lên vùng da hoặc niêm mạc bị tổn thương khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng: Bio Urgo Spray thích hợp cho các vết thương nông, các vết trầy xước, vết bỏng nhẹ. Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Bio Urgo Spray được nghiên cứu bởi nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và triển khai khu công nghệ cao Tp. HCM – SHTP Labs và được đăng ký là Trang thiết bị Y tế loại A dưới dạng băng gạc.
Chủ đề tương tự: Bio Urgo SprayChăm sóc vết thươngVết thương