Mọi vết thương đều cần bảo vệ sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm trùng và giúp nhanh lành hơn nhờ các loại băng gạc vết thương. Tuy nhiên, bạn đã phân biệt được các loại băng gạc và các lưu ý khi sử dụng chưa?.
I. Tìm hiểu về băng gạc vết thương
Quá trình phục hồi rất quan trọng, cho dù vết thương của bạn có kích thước như thế nào hay vì bất kỳ nguyên nhân nào gây ra. Một trong những phương pháp có thể giúp bạn bảo vệ và đẩy nhanh quá trình lành thương chính là sử dụng băng gạc.
1. Băng gạc vết thương là gì?
Băng gạc vết thương là một loại dụng cụ y tế giúp bảo vệ, che chắn tại chỗ tổn thương trên da nhằm giúp phòng ngừa nhiễm trùng, tạo môi trường sạch giúp vết thương nhanh lành và tránh gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh.
2. Công dụng
- Giữ vết thương luôn sạch sẽ, giúp cầm máu nơi tổn thương.
- Che chắn, tránh bị nhiễm trùng, bội nhiễm, va chạm từ bên ngoài.
- Hạn chế một phần việc cử động tại chỗ vết thương.
- Giúp duy trì môi trường ẩm cho mô.
3. Khi nào cần sử dụng băng gạc?
Ngoài việc sử dụng những dung dịch cần thiết để sát trùng thì việc bảo vệ bằng băng gạc y tế cũng rất cần thiết. Băng gạc thường được sử dụng với các vết thương lớn, vết thương sâu hoặc vết thương tại các vị trí dễ bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên một số trường hợp nên để vết thương thông thoáng và không cần sử dụng thêm băng gạc. Vậy trường hợp nào thì chúng ta nên sử dụng băng bảo vệ vết thương?
- Vết thương có kích thước trung bình hoặc lớn có thể sử dụng băng gạc truyền thống, gạc thông minh dạng xịt có thể sử dụng cho nhiều loại tổn thương với diện tích khác nhau (tùy theo loại vết thương và chỉ định từ bác sĩ).
- Vết thương ở vị trí thường xuyên hoạt động hoặc dễ bị bẩn, nhiễm khuẩn (chân, tay) hay phải tiếp xúc với quần áo,… cần che chắn kỹ để hạn chế đau rát, bụi bẩn và giữ khô ráo.
Đối với các vết thương chưa lành nhưng đã đóng vảy kín, không nên sử dụng băng gạc. Bởi đóng vảy là một rào cản phục hồi tự nhiên của cơ thể có thể ngăn chặn các yếu tố bên ngoài tác động đến vết thương, tạo màng bảo vệ giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Nếu sử dụng băng gạc có thể gây ra bí bách, cọ xát làm vết thương hở ra trở lại và lâu lành hơn.
Đối với các vết thương quá nhỏ hoặc nằm ở những vị trí không tiếp xúc thường xuyên, có thể không cần sử dụng băng gạc để vết thương thông thoáng và nhanh lành hơn (với trường hợp cần bảo vệ tổn thương khi hoạt động hãy dùng loại băng dán cá nhân nhưng không nên lạm dụng). Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh và làm sạch vẫn cần được chú trọng..
II. Phân loại băng gạc vết thương
1. Băng gạc thông thường (truyền thống)
Là những loại có cấu tạo đơn giản, thường sử dụng sợi tự nhiên hoặc nhân tạo làm vật liệu chính. Một số loại có thể được bổ sung thêm các chất kháng khuẩn để bảo vệ vết thương.
- Ưu điểm: tiện dụng, giá cả tốt, bảo vệ vết thương tốt, được ứng dụng rộng rãi trong bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế,…
- Nhược điểm: có thể gây bí bách khiến vết thương không được thông thoáng, lâu lành, miếng băng gạc dễ bị dính vào vết thương, một số vị trí không sử dụng được hoặc khó cử động, có thể để lại sẹo khi lành thương.
2. Băng gạc dạng xịt
Là loại có dung dịch dạng nước hoặc gel lỏng, khi xịt lên vết thương sẽ tạo màng sinh học bao phủ lên toàn bộ bề mặt tổn thương để tránh nhiễm trùng, ngăn thấm nước. Các loại dạng xịt thường có thêm nhiều thành phần bổ sung khác như kháng khuẩn, thúc đẩy tăng sinh tế bào mới, dưỡng ẩm, làm dịu cơn đau,…
- Ưu điểm: sử dụng tốt tại những vị trí mà băng gạc truyền thống khó bảo vệ, không bị hạn chế cử động, ngăn vi khuẩn xâm nhập, giúp vết thương thông thoáng, mau lành, hạn chế để lại sẹo sau khi lành, có thể dùng cho nhiều loại vết thương kể cả vết thương lớn (diện rộng), thường được bán dưới dạng chai nhỏ gọn tiện dụng.
- Nhược điểm: màng bảo vệ sinh học bên ngoài vết thương, khi xịt lên vết thương có thể gây đau rát, chi phí sẽ khá cao.
III. Một số lưu ý bạn cần biết khi chăm sóc vết thương
1. Có nên dùng cồn để sát trùng vết thương?
Sát trùng trước khi sử dụng băng gạc là điều cần thiết phải làm để giúp vết thương sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng một số loại dung dịch làm sạch như: Betadin 1/1000, thuốc tím 1/1000-1/10000, thuốc đỏ, NaCl 0.9, oxy già,…
Cồn có mặt trong hầu hết các bộ sơ cấp cứu khi bị thương, cũng được sử dụng làm dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên cồn có thể gây đau và không phù hợp với những làn da nhạy cảm, thường được sử dụng bởi những người có chuyên môn cao như Bác sĩ.
2. Che chắn kỹ có giúp nhanh lành thương hơn không?
Che chắn sẽ giúp vết thương tránh bị các vi khuẩn tiếp xúc và gây nhiễm trùng, ngăn chặn các tác nhân bên ngoài tác động đến vết thương. Tuy nhiên, tùy từng vết thương mà bạn cần có sự lựa chọn loại băng gạc phù hợp để vẫn đảm bảo vết thương sạch sẽ và thông thoáng.
IV. Bio Urgo Spray – Băng gạc vết thương dạng xịt thế hệ mới
Băng gạc dạng xịt Bio Urgo Spray ở dạng dung dịch lỏng, cấu tạo gồm dung môi, hoạt chất kháng khuẩn (Nano bạc), chất hỗ trợ quá trình lành vết thương (Nano collagen, Nano curcumin, tinh chất trà xanh EGCG), Polymer tương thích sinh học (Polyvinylpyrrolidone),…
Sản phẩm hoạt động theo cơ chế:
- Sau khi xịt lên vết thương, dung môi bay đi sẽ tạo hình một lớp màng mỏng bao phủ vết thương. Tác dụng của lớp màng này là bảo vệ, ngăn các chất bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trên da.
- Trong lớp màng có chứa Nano bạc (là một chất có khả năng kháng khuẩn mạnh) giúp vết thương không bị nhiễm trùng, quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Ngoài ra các thành phần Nano collagen, Curcumin và EGCG hỗ trợ, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Bio Urgo Spray thích hợp sử dụng cho các vết thương nông, các vết trầy xước, vết loét lâu ngày, tổn thương do công nghệ cao trong làm đẹp,… Sản phẩm được đăng ký là trang thiết bị y tế loại A nên an toàn và mang tính ứng dụng cao.
Chủ đề tương tự: Bio Urgo SprayChăm sóc vết thươngVết thương