Quá trình lành vết thương hở diễn ra như thế nào?

Quá trình lành vết thương hở diễn ra như thế nào?

Vết thương trên cơ thể có thể xuất hiện bởi nhiều lí do khác nhau, từ một vết xước nhỏ cho đến những vết cắt, bỏng hay sau phẫu thuật… Vì thế, quá trình lành vết thương cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

I. Vết thương hở là gì?

Vết thương hở thường xuất hiện ở những trường hợp như: rách da, cắt da, đâm thủng, trầy xước diện rộng,… khiến bề mặt da có dấu hiệu chảy máu, tấy, sưng đỏ, đau nhức, khó chịu,…

Các vết thương hở diện tích nhỏ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đối với các vết thương có diện tích lớn, tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu,… nên đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý đúng cách, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử.

II. Quá trình lành vết thương hở diễn ra như thế nào?

Hầu hết các vết thương hở, vết thương ngoài da, vết thương sau phẫu thuật,… đều sẽ trải qua 4 giai đoạn với những thay đổi có thể nhìn rõ trên vùng da tổn thương.

1. Quá trình lành vết thương hở

– Giai đoạn đông máu và viêm:

  • Sau khi vết thương hình thành, hệ thống vi mạch co rút và các tế bào tiểu cầu liên kết với nhau giúp máu ở vị trí tổn thương đông lại.
  • Sau khoảng 1 ngày, tình trạng viêm xuất hiện để tạo ra các yếu tố tăng trưởng giúp vết thương nhanh lành hơn.

– Giai đoạn biểu mô hóa (vết thương đóng nắp): Khoảng 2 ngày tiếp theo, lớp biểu bì xuất hiện bao bọc toàn bộ vết thương để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn hoặc tác nhân có hại.

– Giai đoạn tái tạo các tế bào collagen và phát triển mô hạt: Các tế bào collagen và mô hạt được sản sinh để lấp đầy các vị trí tế bào bị thiếu hụt và tổn thương về lại như ban đầu.

– Giai đoạn hình thành da non: Lớp biểu bì dần được hình thành, khôi phục lại hình thái và chức năng mô tại vị trí vùng da bị tổn thương. Đây là giai đoạn quyết định đến hình dạng sẹo được hình thành hay không sau khi lành thương.

Thời gian lành thương nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Nếu vết thương hở nhỏ có thể tự chăm sóc tại nhà, với các vết thương lớn, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhất.

2. Các yếu tố tác động đến quá trình lành vết thương

  • Tình trạng của vết thương: Vết thương có diện tích nhỏ hay lớn, nông hay sâu sẽ có thời gian lành thương khác nhau.
  • Mức độ tổn thương: Các vết thương bị bầm, dập nhiều sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Các vết thương nặng có thời gian lâu lành và dễ để lại sẹo xấu hơn.
  • Cách xử lý vết thương: Cách xử lý khi vừa bị thương, cũng như phương pháp chăm sóc trong quá trình lành sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của vết thương.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khiến vết thương hở trở nên lâu lành hơn như: chế độ ăn uống không phù hợp, người cao tuổi sẽ lâu lành hơn người trẻ, người bị bệnh tiểu đường, người đang thực hiện hóa trị,…

III. Những dấu hiệu đánh giá tình trạng lành thương

Khi trải qua quá trình lành vết thương hở, bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ rệt trên vùng da bị tổn thương. Tùy thuộc vào các dấu hiệu mà bạn có thể xác định vết thương đang trở lành một cách bình thường hay có dấu hiệu nhiễm trùng.

1. Vết thương trở lành bình thường

Đối với các vết thương có quá trình lành thương diễn biến tốt và được chăm sóc đúng cách sẽ thường có một số biểu hiện sau:

  • Đóng vảy: Đây là tình trạng cho thấy vết thương đang lành tốt, nếu không đóng vảy và thấy tình trạng tiết dịch mủ vàng thì có khả năng vết thương đang bị nhiễm trùng.
  • Sưng tấy: Khoảng 5 ngày đầu nếu có dấu hiệu sưng, có nghĩa là các tế bào tổn thương đang dần được chữa lành, được cung cấp dưỡng chất, máu và oxy.
  • Tăng trưởng mô: Các tế bào mới dần được hình thành trên bề mặt vết thương hở với biểu hiện là bắt đầu hết sưng tấy.
  • Hình thành sẹo: Khi lớp vảy bị bong ra nghĩa là vết thương đã lành và để lại sẹo, tùy vào kích thước sẹo và cách chăm sóc mà sẹo có thể biến mất hoặc ở lại trên da.

2. Vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hoại tử

Khi bị thương, cảm quan đầu tiên chúng ta thường thấy là vết thương bị sưng đỏ và đau nhức khoảng 1 – 3 ngày đầu. Nếu tình trạng sưng đau không hết, thậm chí lan sang các vùng da xung quanh, điều này cho thấy vết thương trên da của bạn đã bị nhiễm trùng, với một số biểu hiện sau:

  • Đau kéo dài.
  • Vết thương sưng đỏ kéo dài, lan sang các vùng xung quanh.
  • Vết thương mưng mủ và có mùi hôi.

Nếu vết thương bị nhiễm trùng nghiêm trọng do các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu gây ra sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng hoại tử, có khả năng phải cắt bỏ bộ phận bị thương để tránh lan sang các vùng khác và gây nguy hiểm đến tính mạng. Hoại tử thường có các biểu hiện sau:

  • Đau nhức tăng dần, có thể kèm thêm tình trạng viêm, sưng nóng, lở loét.
  • Vết thương có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Sốt, nếu sốt trên 38.5 độ trong 48 giờ cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời.

Sau khi bị vết thương hở, nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hoại tử, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

IV. Bio Urgo Spray – Băng vết thương dạng xịt giúp thúc đẩy quá trình hồi phục

Bio Urgo Spray là băng gạc vết thương dạng xịt ứng dụng công nghệ sinh học, giúp bảo vệ và góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi các vết thương ngoài da, đồng thời làm mát, làm dịu cơn đau. Sản phẩm có thể xịt trực tiếp lên vùng da bị thương với nhiều mức độ khác nhau như:

  • Vết thương do bị trầy xước, vết thương hở, rách và đứt da, vết bỏng, vết côn trùng cắn, vết khâu mổ sau tiểu phẫu, phẫu thuật,…
  • Vết loét do tì đè, loét do biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Da đang tổn thương do phun xăm, công nghệ cao trong làm đẹp.

Xịt vết thương Bio Urgo Spray được nghiên cứu bởi nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và triển khai khu công nghệ cao Tp. HCM – SHTP Labs và được đăng ký là Trang thiết bị Y tế loại A dưới dạng băng gạc.

Chủ đề tương tự: Bio Urgo SprayChăm sóc vết thươngVết thương