Tế bào gốc (Stem Cell) là gì? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc

Tế bào gốc (Stem Cell) là gì? Công dụng và ứng dụng của tế bào gốc

Tế bào gốc (TBG) hay Stem Cell giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cấu tạo cơ thể con người, cơ chế hình thành và phát triển của nhiều loại bệnh khác nhau. Từ đó có cơ sở để giúp nghiên cứu ra những phương pháp khắc phục bệnh hiệu quả và có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác, trong đó có thẩm mỹ.

I. Tế bào gốc là gì?

Tất cả các loại động vật có vú trên thế giới được sinh ra đều nhờ sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng để tạo thành tế bào đơn nhất, gọi là hợp tử. Theo thời gian, các hợp tử này sẽ phân chia nhanh chóng để tạo thành những tế bào chuyên biệt, từ đó hình thành các hệ thống và cơ quan, tạo nên mô sinh vật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào gốc là loại tế bào có thể biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong số 220 tế bào khác nhau trong cơ thể con người. Chúng có thể tạo ra một TBG khác hoặc các loại tế bào khác khi cần thiết.

Tế bào gốc là khối xây dựng chính của tất cả các sinh vật sống. Đa số các TBG đều sẽ tự làm mới bản thân trong quá trình phân chia. Chính vì vậy, các nhà khoa học thường sử dụng loại tế bào này để thay thế hoặc sửa chữa những tổn thương trên cơ thể con người khi cần.

Tế bào gốc có 2 đặc tính chính là khả năng tự làm mớikhả năng biệt hóa. Cụ thể, trong quá trình phân bào, từ những tế bào ban đầu có thể tạo ra các tế bào con vẫn giữ nguyên tính gốc (khả năng tự làm mới) hoặc biệt hóa thành một số loại tế bào có chức năng cụ thể (khả năng biệt hóa).

II. Phân loại

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phân loại TBG dựa theo tiềm năng của chúng. Trong đó, tế bào phôi được xem là loại tế bào mạnh nhất, bởi chúng có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.

1. Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell)

Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cell) được thu nhận từ khối tế bào bên trong của phôi nang. Đây được xem là loại TBG mạnh nhất và vạn năng, bởi chúng có thể phân chia thành nhiều TBG hoặc biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể (trừ các phần phụ của thai).

Nhờ tính linh hoạt như trên, TBG phôi có tiềm năng lớn để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan trong cơ thể bị tổn thương.

2. Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell)

Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cell) thường được tìm thấy với số lượng ít ở trong các mô trưởng thành như mô mỡ, tủy xương… Chúng khá hạn chế trong việc tạo ra các tế bào khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng tồn tại xuyên suốt trong cuộc đời của con người, ở khắp cơ thể từ khi phôi phát triển.

Hằng ngày, các TBG trưởng thành ở một số bộ phận trong cơ thể thường xuyên phân chia và làm mới hoặc sửa chữa các loại mô khác nhau. Khi nghiên cứu về loại tế bào này, các nhà khoa học thấy khả năng phân chia hoặc tự làm mới vô thời hạn của chúng.

Ngoài ra, cơ thể con người còn có một số loại TBG khác như: TBG trung mô, TBG đa năng cảm ứng, TBG tủy xương, TBG máu cuống rốn…

III. Dòng tế bào gốc là gì?

Quá trình nghiên cứu TBG trong cơ thể con người đã được thực hiện từ rất lâu trên thế giới (khoảng năm 1945) bởi nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu nổi tiếng. Trong đó, các TBG được tách ra và phát triển trong phòng thí nghiệm được gọi là “dòng tế bào gốc”.

Dòng tế bào gốc là một nhóm tế bào được tạo ra từ một tế bào đơn lẻ. Mỗi tế bào trong dòng tế bào gốc đều giống nhau về hệ gen như mẫu mô mà chúng được lấy với đặc điểm:

  • Tế bào đơn lẻ có thể tự tách ra để tạo thành một bản sao của chính nó. Chính vì vậy, một dòng tế bào gốc có thể tồn tại rất lâu, lâu hơn cả cuộc đời của người cho mẫu tế bào.
  • Là loại tế bào có thể trở thành các loại tế bào khác trong cơ thể.
  • Chứa đựng các thông tin về gen của người cho mẫu tế bào đó.

Thông thường, TBG được sử dụng trong nghiên cứu có thể bao gồm một số loại như: TBG phôi, tế bào soma hoặc TBG người lớn, tế bào cơ thể (tế bào da, tế bào máu) tạo thành tế bào đa năng cảm ứng…

IV. Công dụng và vai trò của tế bào gốc

Trên thế giới hiện nay, việc nghiên cứu, ứng dụng TBG đang ngày càng phổ biến và đạt được nhiều thành tựu. Không chỉ riêng về mảng y khoa, TBG còn có nhiều chức năng và công dụng tuyệt vời trong nhiều lĩnh vực khác như: sinh học, dược phẩm, thực phẩm chức năng hay thẩm mỹ.

1. Đối với y học

TBG có thể mang đến nhiều công dụng trong y khoa như: giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn cơ thể con người, tăng thêm hiểu biết về cơ chế bệnh lý, tạo ra những tế bào khỏe mạnh thay thế các tế bào bị bệnh, thử nghiệm hiệu quả an toàn với nhiều loại thuốc mới…

2. Đối với thẩm mỹ

Nhiều báo cáo khoa học cho thấy dịch chiết từ tế bào gốc (động vật hoặc thực vật) có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe làn da và làm đẹp da hơn.

Với thẩm mỹ, ứng dụng công nghệ tế bào gốc tự thân hoặc sử dụng dịch chiết từ TBG (chủ yếu từ Nhung Hươu hoặc các loại thực vật) mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình tái tạo, phục hồi và làm đẹp da.

V. Ứng dụng dịch chiết tế bào gốc động vật vào mỹ phẩm chăm sóc da

Tế bào gốc từ động vật hầu như không tương thích và chưa thể ứng dụng trên cơ thể con người. Tuy nhiên, khoa học đã cho thấy, TBG được lấy từ gạc của Nhung Hươu có độ tương thích cao với cơ thể con người, do đó có thể ứng dụng để tạo ra các dòng mỹ phẩm chăm sóc da mang nhiều ưu điểm tuyệt vời.

StemCell Extract là mỹ phẩm chứa thành phần dịch chiết tế bào gốc Nhung Hươu cùng nhiều thành phần chăm sóc da khác với công dụng chính là:

  • Các yếu tố tăng trưởng từ dịch chiết TBG Nhung Hươu giúp: hỗ trợ làm căng mịn da, hỗ trợ làm mờ vết nhăn, kích thích sự phục hồi và cải thiện kết cấu làn da, hỗ trợ tăng sinh nguyên bào sợi và kích thích sản sinh collagen cho làn da.
  • Ngoài ra, các thành phần dưỡng chất khác có trong sản phẩm giúp: dưỡng ẩm sâu, hỗ trợ làm sáng da, mờ đốm nâu. Hỗ trợ căng mịn da và thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làm đều màu da. Hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da…
Chủ đề tương tự: Công nghệ Tế bào gốcDịch chiết Tế bào gốc Nhung hươuKiến thức khoa họcStemcell Extract